Rơ le trung gian là gì? Ứng dụng rơ le trung gian trong điện công nghiệp
Rơ le trung gian là một thiết bị không thể thiếu trong mạch điện tử dân dụng và công nghiệp. Trong bài viết này hãy cùng BTB Electric tìm hiểu chi tiết hơn về các thông tin của rơ le trung gian nhé!
Khái niệm rơ le trung gian
1. Rơ le trung gian tiếng anh là gì?
Rơ le trung gian có tên tiếng anh là Intermediate Relay. Đây là một loại thiết bị được sử dụng trong hệ thống bảo vệ rơ le và điều khiển tự động để tăng số lượng và công suất của các tiếp điểm. Chúng cũng được dùng để truyền tín hiệu trung gian trong các mạch điều khiển.
Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle nhiệt
2. Ký hiệu rơ le trung gian
Khi lắp các mạch điện điều khiển sử dụng relay trung gian hoặc trong mạch điện tử công nghiệp chúng ra có thể bắt gặp những ký hiệu sau đây:
– SPDT (Single Pole Double Throw): Có nghĩa rơ le có một cặp tiếp điểm. Tiếp điểm này thường đóng và hở, chúng có một đầu chung.
– DPDT (Double Pole Double Throw): Có nghĩa rơ le có 2 cặp tiếp điểm. Mỗi cặp sẽ có tiếp điểm thường đóng và hở, chúng cũng có một đầu chung.
– SPST (Single Pole Single Throw): Có nghĩa relay có một tiếp điểm thường hở.
– DPST (Double Pole Single Throw): Có nghĩa relay có 2 tiếp điểm thường hở.
Cấu tạo rơ le trung gian
Cấu tạo của rơ le trung gian có 2 phần chính, bao gồm:
– Cuộn hút (nam châm điện): Gồm có lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hay có thể cuộn cả điện áp lẫn cường độ. Lõi thép động được định vị bằng một vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
– Mạch tiếp điểm (mạch lực): Gồm có tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch. Tiếp điểm nghịch đóng cắt tín hiệu thiết bị tải với dòng nhỏ được cách ly với cuộn dây hút.
Nguyên lý làm việc của rơ le trung gian
Relay trung gian có nguyên lý làm việc tương tự như contactor nhưng vẫn chút khác biệt như sau:
Khi có dòng điện chạy qua đi tới cuộn dây nam châm điện tạo thành từ trường hút. Từ trường tác động để đóng hoặc mở tiếp điểm điện, từ đó làm thay đổi trạng thái đóng mở của rơ le trung gian. Tùy thiết kế mà số tiếp điểm điện sẽ thay đổi khác nhau.
Thiết bị này có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch điều khiển cuộn dây relay để dòng chảy đi qua cuộc dây hoặc không đi qua. Mạch còn lại sẽ điều khiển dòng điện để xem xét dòng điện có thể đi qua relay được không.
Rơ le trung gian có tác dụng gì?
Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển thiết bị công nghiệp và gia dụng hiện đại, công dụng rơ le trung gian có rất nhiều. Ví dụ như:
1. Thay thế contactor nhỏ
Các tiếp điểm relay trung gian có khả năng chịu tải nhất định nên có thể dùng thay thế cho contactor nhỏ khi khả năng chịu tải nhỏ.
2. Có thể nhận một hoặc nhiều tín hiệu điều khiển
Đây là công dụng phổ biến trong điều khiển mạch. Relay trung gian sẽ giải quyết vấn đề dù có một hay nhiều contactor hoặc các thành phần khác.
3. Rơ le trung gian có thể tăng khả năng tiếp xúc
Thiết bị này có khả năng chịu tải nhất định và chỉ cần 1 dòng nhỏ để hoạt động mặc dù công suất tiếp điểm không lớn.
4. Có thể chuyển đổi loại tiếp điểm
Công dụng này thường được ứng dụng trong hệ thống điều khiển điện công nghiệp. Quá trình điều khiển yêu cầu sử dụng các tiếp điểm thường đóng của công tắc tơ để đạt mục đích điều khiển. Do các tiếp điểm thường đóng của chính công tắc tơ đã sử dụng hết nên hoàn thành công việc điều khiển.
5. Sử dụng như một công tắc
Rơ le trung gian có thể đóng vai trò điều khiển đóng mở trong các trường hợp như TV màu bag mạch khử dầu mỡ tự động thường dùng trong màn hình, triode bên trong điều khiển bật tắt rơ-le trung gian, đồng thời đóng vai trò điều khiển bật/ tắt cuộn khử khí.
6. Chuyển đổi điện áp và loại bỏ nhiễu mạch
Đây cũng là một trong những công dụng của rơ le trung gian. Mặc dù có nhiều loại biện pháp bảo vệ và chống nhiễu trong các dây chuyền điều khiển công nghiệp và điều khiển máy tính nhưng hiện tượng này vẫn tồn tại. Do đó rơ-le trung gian sẽ có vai trò xử lý.
Các loại rơ le trung gian
Là một thiết bị phổ biến trên thị trường nên có khá nhiều cách để phân loại relay trung gian. Trong đó có các loại như:
Phân loại theo điện áp
- Rơ le trung gian 12vdc
- Rơ le trung gian 22vdc
- Rơ le trung gian 24vdc
- Rơ le trung gian 48vdc
- Rơ le trung gian 220vdc
- Rơ le trung gian 80vdc
• Phân loại theo số chân
Nhiều người thắc mắc không biết rơ le trung gian có bao nhiêu chân. Theo đó tùy mỗi loại sẽ có số chân khác nhau, cụ thể là:
Rơ le trung gian 5 chân
Rơ le trung gian 8 chân
Rơ le trung gian 11 chân
Rơ le trung gian 14 chân
Ứng dụng của rơ le trung gian
Trên thực tế, relay trung gian với ưu điểm nhỏ gọn, dễ lắp đặt thay thế, cách ly giữa phần điều khiển với phần động lực công suất lớn nên thường được tích hợp trong tủ điện công nghiệp. Áp dụng relay trung gian với tải có dòng điện cỡ vài Ampe. Còn phụ tải có dòng lớn hơn thì dùng khởi động từ contactor.
Giá của rơ le trung gian là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường thiết bị rơ le trung gian được bán rất phổ biến. Tùy mỗi nhà cung cấp và thương hiệu sẽ bán giá rơ le trung gian khác nhau. Để biết chính xác giá bộ rơ le trung gian là bao nhiêu, bạn nên liên hệ trực tiếp đến đơn vị cung cấp và trao đổi.
Cách đấu rơ le trung gian
1. Đấu rơ le trung gian 5 chân
Chân 30 và 87 ở trạng thái bình thường khi không có nguồn điện vào được gọi là tiếp điểm mở. Còn chân 30 và 70a là tiếp điểm đóng. Khi cấp nguồn điện, từ trường hút sẽ tác động lực hút làm chân 30 và chân 87 đóng lại thành tiếp điểm đóng. Còn điểm 30 và 87a mở ra.
2. Sơ đồ đấu dây rơ le trung gian 8 chân
Theo sơ đồ sẽ thấy 2 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở. Chân 2-4, 6-8 là 2 cặp tiếp điểm thường mở. Còn lại 2-3 và 6-7 là 2 cặp thường đóng.
Đấu nguồn 12-24-220V vào chân 1 và 5. Khi cấp nguồn lập tức 2-4 và 6-8 đóng lại (như sơ đồ), đồng thời 2 cặp cực kia mở ra.
3. Đấu rơ le 14 chân
– Chân 1-2-3-4 là NC (thường đóng)
– Chân 5-6-7-8 là NO (thường mở)
– Chân 9-10-11-12 là COM
– Chân 13-14 là chân cuộn dây cấp nguồn cấp điện áp cho Coli
Cách kiểm tra rơ le trung gian
Cũng giống như các thiết bị khác, sau thời gian hoạt động rơ le trung gian cũng có khả năng gặp vấn đề. Lúc đó bạn có thể kiểm tra rơ le trung gian như sau:
– Đặt tay bạn lên rơ le và nhờ một người khác giúp bật công tắc đến vị trí ON. Lúc đó sẽ thấy rơ le phát ra tiếng lạch cạch. Mặt khác khi chìa khóa bật sang vị trí “Star” thì ngón tay cũng cảm thấy có tiếng lạch cạch.
– Nếu không nghe thấy tiếng lạch cạch thì bạn cần tháo rơ le ra và kiểm tra lại các kết nối. Nếu rơ le bị ăn mòn hoặc quá nóng thì nên thay rơ le mới.
Lưu ý: Việc kiểm tra và thay thế rơ le nên nhờ đến người có chuyên môn, am hiểu về điện để tránh những rủi ro không đáng có.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về rơ le trung gian mà BTB Electric muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua nội dung này mọi người đã hiểu rõ hơn về thiết bị và có thể ứng dụng phù hợp cho công trình điện của mình.