background top page

Quy trình vận hành và hướng dẫn sử dụng tủ ATS

Tủ ATS có nhiệm vụ ổn định nguồn điện cho phụ tải có nhu cầu được cấp nguồn điện liên tục và linh hoạt chuyển đổi nguồn điện khi nguồn chính gặp sự cố. Trong bài viết dưới đây, BTB Electric sẽ tổng hợp quy trình vận hành tủ chuyển nguồn ATS, hướng dẫn cài đặt và vận hành tủ.

Tổng quan

Ví dụ về tủ ATS có thành phần là bộ điều khiển ATS BTB Electric Hanpro 1000 và ATS TN Type BTB Electric.

Một số nút nhấn và đèn báo

Tham khảo các nút nhấn và đèn báo trên bộ điều khiển ATS BTB Electric Hanpro 1000:

ky hieu bo dieu khien ats hanpro 1000 btb

  • Đèn báo pha nguồn MBA (1) gồm L1 (đỏ) – L2 (vàng) – L3 (xanh)
  • Đèn báo pha nguồn máy phát (2) gồm L1 (đỏ) – L2 (vàng) – L3 (xanh)
  • Đèn báo thời gian trễ (3) (4)
  • Núm điều chỉnh thời gian trễ chuyển mạch thông thường (5)
  • Núm điều chỉnh thời gian trễ chuyển mạch khẩn cấp (6)
  • Nút bật nguồn điện chính (7)
  • Nút bật nguồn điện phụ (8)
  • Nút chọn điều khiển tự động – thủ công (9): Nhấn giữ nút Manual trong 3 giây để đặt lại
  • Đèn nháy báo trạng thái nguồn (10)

Hướng dẫn lắp ráp và cài đặt

Tham khảo sơ đồ lắp đặt sau:

so do mach bo dieu khien ats hanpro 1000 ats tn type

Giải nghĩa ký hiệu:

Part Name

CC Closing Coil AX, BX Input Limit Switch
SC Selection Coil SS Selection Switch
TC Trip Coil TS1-TS4 Trip Control Switch
Si Silicon Rectifier AUX Auxiliary Contact Switch

Operation Terminal

A1-A2 “A” Side Input Power Terminal a1-a4 “A” Side Auxiliary Contact Terminal
B1-B2 “B” Side Input Power Terminal b1-b4 “B” Side Auxiliary Contact Terminal
AT1-AT2 “A” Side Trip Power Terminal
BT1-BT2 “B” Side Trip Power Terminal

Đấu nối hệ thống ATS thông dụng có 3 cách:

  • Cách 1: Kết nối tủ ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông.
  • Cách 2: Kết nối tủ điện ATS với máy phát điện qua cổng điều khiển bên ngoài remostart
  • Cách 3: Kết nối trực tiếp điện lưới vào bảng điều khiển máy phát điện

Trong 3 cách trên thì cách 3 có nhiều ưu điểm hơn như chỉ cần nguồn nuôi 2 cuộn hút MCCB trong tủ, không cần lập trình hay phần tử điều khiển khác trong tủ ATS. Trường hợp khoảng cách giữa tủ và máy phát điện quá xa hoặc MCCB kích thước lớn, hãy cho dòng nuôi cuộn hút MCCB qua rơ le trung gian, không được cho qua tiếp điểm của bộ điều khiển ATS.

Quy trình vận hành tủ ATS

Tủ ATS vận hành qua 2 quá trình là chuyển nguồn điện từ nguồn chính sang nguồn dự phòng và ngược lại. Cả 2 quá trình đều có thể thực hiện tự động hoặc thủ công. 

Khi phát hiện nguồn điện chính gặp sự cố:

  • Tủ ATS ngưng cấp nguồn điện chính vào phụ tải
  • Khởi động động cơ sơ cấp, lấy điện từ nguồn dự phòng 
  • Đóng nguồn điện dự phòng vào phụ tải

Quá trình trên diễn ra trong khoảng 5 – 10 giây.

Khi nguồn điện chính ổn định trở lại:

  • Tủ ATS ngắt nguồn điện phụ khỏi phụ tải
  • Đóng lại nguồn điện chính vào phụ tải
  • Phát tín hiệu dừng động cơ sơ cấp trên máy phát (nguồn phụ). 

Sau đó máy phát sẽ vận hành ở trạng thái không tải trong khoảng 180 giây. Quá trình chuyển nguồn điện diễn ra trong 10 – 30 giây.

Những lưu ý khi sử dụng tủ ATS

Khi vận hành tủ ATS cần chú ý tới phần bảo vệ đầu phát điện. Một số dòng MCCB lắp trong tủ có tích hợp bảo vệ đầu phát. Do đó cần chú ý bảo vệ ngắn mạch cho đầu phát khi lắp ATS để tránh hiện tượng cháy đầu phát khi sử dụng.

tủ ATS

Phân loại tải ưu tiên và không ưu tiên khi đấu nối tủ ATS. Ví dụ trong tòa nhà, về tải ưu tiên là thang máy, cứu hỏa, thiết bị chiếu sáng,.. và tải không ưu tiên là điều hòa, ổ cắm,… Khi lắp đặt, tải ưu tiên đấu qua tủ điện ATS còn tải không ưu tiên sẽ không cần qua tủ.

Một số lỗi khi vận hành tủ ATS và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng tủ chuyển nguồn ATS, có một số lỗi có thể xảy ra và cách khắc phục như sau:

  • Lỗi tần số máy phát cao/thấp: Kiểm tra tần số máy phát phù hợp hay không.
  • Lỗi điện áp máy phát cao/thấp: Kiểm tra áp suất ra của máy phát.
  • Lỗi ngược thứ tự pha điện lưới: Kiểm tra thứ tự pha điện lưới, đấu lại pha nếu bị sai, kiểm tra cầu chì về ATS có bị ngắn mạch không.
  • Lỗi không thể khởi động máy phát điện: Cần kiểm tra hoạt động của hệ thống khởi động máy phát, sau đó kiểm tra tín hiệu khởi động máy phát từ bộ điều khiển ATS.
  • Lỗi máy phát điện dừng đột ngột: Cần kiểm tra hoạt động của hệ thống khởi động máy phát, sau đó kiểm tra xem nút số (7) có được bật không.
  • Lỗi đóng ngắt máy phát không đóng/không ngắt: Kiểm tra tín hiệu từ thiết bị đóng ngắt về bộ điều khiển ATS và relay tương ứng.
  • Lỗi đóng ngắt lưới không đóng/không ngắt: Kiểm tra tín hiệu từ thiết bị đóng ngắt về bộ điều khiển ATS và relay tương ứng.

Tham khảo thêm về sơ đồ vận hành tủ ATS và các thiết bị cần thiết tại: https://btb-electric.com/vi/tu-ats/

Ngày đăng 09:00 - 07/08/2024 - Cập nhật lúc: 10:38 AM , 28/08/2024
Xem nhiều
Tin mới