Tiếp điểm là gì? So sánh tiếp điểm NO và NC, cách lắp đặt
Tiếp điểm là một linh kiện nhỏ, có tính ứng dụng cao và được sử dụng trong rất nhiều hệ thống và thiết bị điện. Tiếp điểm cho phép dòng điện đi qua và là cơ sở hoạt động cho mọi hệ thống điện. Cùng BTB Electric tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt và phân loại tiếp điểm trong bài viết sau.
Tiếp điểm là gì?
Tiếp điểm hay tiếp xúc điện là điểm kết nối của hai hay nhiều vật dẫn để cho phép dòng điện chạy qua từ vật dẫn này tới vật dẫn khác. Tiếp điểm có phần bề mặt cho dòng điện đi qua gọi là bề mặt tiếp xúc.
Tiếp điểm được đặt trong nhiều thiết bị điện có chức năng đóng ngắt hay điều khiển điện. Khi đó linh kiện này cần đáp ứng:
- Độ chắc chắn và sức bền cơ khí cao
- Khi hoạt động không được nóng lên khi chưa đạt ngưỡng ngắt mạch
- Đảm bảo ổn định nhiệt và điện động khi dòng điện bị ngắn mạch
- Bền bỉ trước tác động của môi trường như bụi bẩn, mưa, nhiệt độ cao
So sánh tiếp điểm thường mở NO và thường đóng NC
Tiếp điểm thường đóng NC và tiếp điểm thường mở NO là hai dạng tiếp điểm đối nhau về nguyên lý hoạt động. Các tiếp điểm này có trong relay, contactor, CB,…
Tiếp điểm thường mở NO
Tiếp điểm thường mở NO là dạng công tắc điện không cho phép dòng điện đi qua khi ở trạng thái bình thường. Khi có tác động cơ học hoặc cảm biến, công tắc NO sẽ đóng mạch và cho phép dòng điện chạy qua. Tiếp điểm thường mở có thể có dạng tạm thời hoặc chốt. Tương ứng trạng thái này có thể kéo dài mãi hoặc tạm thời, tùy theo thời gian kích hoạt hoặc được tác động một lần nữa. Sau đó NO sẽ trở về trạng thái mở ban đầu.
Một số ứng dụng của tiếp điểm thường mở: nút khởi động, nút reset, công tắc đèn trong tủ lạnh, relay thường mở, bàn đạp điều khiển từ xa,…
Tiếp điểm thường đóng NC
Tiếp điểm thường đóng NC là dạng công tắc điện cho phép dòng điện đi qua khi ở trạng thái bình thường. Khi có tác động cơ học hoặc cảm biến, công tắc NC sẽ ngắt mạch và không cho phép dòng điện chạy qua. Kích hoạt NC có thể ngắt toàn bộ điện của động cơ hoặc tổ hợp thiết bị. Trạng thái này đa phần là dạng chốt vĩnh viễn và cần tác động chủ động từ bên ngoài để đưa tiếp điểm NC về trạng thái bình thường.
Một số ứng dụng của tiếp điểm thường đóng: nút dừng, nút dừng khẩn cấp, relay thường đóng,…
Nguyên lý làm việc của tiếp điểm
Khi có điện qua mạch điện điều khiển bằng với điện áp định mức của contactor, đi qua hai đầu cuộn dây quấn trên lõi từ được cố định sẵn thì lực từ được sinh ra sẽ hút lõi từ di động để hình thành mạch từ kín. Khi đó contactor sẽ hoạt động (lực từ lớn hơn phản lực lò xo). Tiếp điểm chính sẽ đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển trạng thái nhờ bộ phận liên động cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm. Trạng thái tiếp điểm này sẽ được duy trì.
Khi mất điện qua cuộn dây, contactor sẽ chuyển sang trạng thái nghỉ và đưa tiếp điểm về trạng thái ban đầu.
Ứng dụng thực tế của tiếp điểm
Trong thực tế, tiếp điểm NO và tiếp điểm NC đều được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Đặc biệt hai tiếp điểm này được đặt trong contactor và relay, giúp các thiết bị này được linh hoạt sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Tiếp điểm thường mở NO rất hiệu quả khi đặt trong trường hợp các thiết bị phải kích hoạt để phản hồi tín hiệu. Ví dụ về cảm biến bóng đèn phát hiện người đi qua để chiếu sáng thì tiếp điểm NO bên trong cảm biến sẽ đóng khi phát hiện người và cấp nguồn cho đèn chiếu sáng. Hay ví dụ về cảm biến nhiệt độ trên điều hòa, khi nhiệt động phòng vượt quá giới hạn được cài đặt, tiếp điểm NO sẽ đóng và kích hoạt hệ thống làm mát để hạ nhiệt độ phòng.
Tiếp điểm thường đóng NC được ứng dụng trong trường hợp cần quá trình dừng lại để phản hồi tín hiệu. Ví dụ về máy bơm tự động, khi bể nước có công tắc mức trên sử dụng tiếp điểm NC được bơm bởi máy bơm, khi đó máy bơm sẽ bơm nước tới hạn mức đó và ngưng khi bể báo đầy. Ví dụ khác về việc bảo vệ động cơ, tiếp điểm NC nhận diện khi nhiệt độ động cơ quá cao, tiếp điểm trong relay sẽ mở ra để ngắt động cơ.
Hướng dẫn lắp tiếp điểm cho MCCB MT BTB Electric
BTB Electric sẽ hướng dẫn nhanh các thao tác để lắp thêm tiếp điểm cho dòng MCCB MT.
- Bước 1: Mở nắp bảo vệ trước của MCCB MT (lưu ý đặt MCCB MT ở vị trí trip).
- Bước 2: Đấu dây vào tiếp điểm phụ.
- Bước 3: Lắp tiếp điểm phụ vào vị trí quy định và cố định. (có trường hợp cần cắt cover bên trong)
- Bước 4: Đặt lại nắp bảo vệ
- Bước 5: Test On/Off của MCCB MT với đồng hồ vạn năng (chế độ đo thông mạch).
Với các dòng MCB của BTB Electric, chỉ cần lắp tiếp điểm phụ sang bên hông mà không cần mở nắp bảo vệ.