Cháy cầu chì: 5 nguyên nhân và cách khắc phục
Cầu chì bị cháy là hiện tượng xảy ra khi hệ thống điện gặp sự cố, thường khó phân biệt với đứt cầu chì thông thường. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân, sửa lỗi mà tiếp tục thay cầu chì mới thì hiện tượng này có thể tiếp tục diễn ra. BTB Electric đã tổng hợp các nguyên nhân khiến cầu chì bị cháy nổ và hướng dẫn cách khắc phục qua bài viết sau.
Những nguyên nhân khiến cầu chì bị cháy nổ
Sự cố cháy nổ cầu chì có thể do nguyên nhân từ hệ thống điện, từ thiết bị điện hoặc cầu chì không phù hợp.
- Dòng điện bị quá tải: Phía phụ tải có công suất tiêu thụ vượt quá định mức của cầu chì và hệ thống, khiến cầu chì bị nóng lên và bị cháy.
- Dòng điện bị ngắn mạch: Đấu nhầm dây, dòng khởi động quá cao, hỏng hóc linh kiện phụ tải khiến dòng điện bị ngắn mạch, tăng đột ngột làm cháy cầu chì.
- Sử dụng thêm thiết bị: Có thêm thiết bị được lắp vào phụ tải khiến tổng công suất tiêu thụ vượt sức chịu đựng của cầu chì, khiến cầu chì bị đứt.
- Sét đánh vào đường dây: Sét mang theo dòng điện cao áp lên tới hàng ngàn Voltage, dẫn vào mạch điện và ngay lập tức làm nổ cầu chì.
- Cầu chì không tương thích với hệ thống: Cầu chì có ngưỡng ngắt mạch quá thấp sẽ nhanh chóng bị đứt, bị cháy khi lắp vào mạng điện.
Các bước khắc phục cháy cầu chì tại nhà
Khi cầu chì bị cháy, chỉ có 1 cách khắc phục là thay cầu chì mới. Trước khi thay cầu chì bạn cần một số biện pháp đảm bảo an toàn sau:
- Giữ cho tay khô ráo, đeo găng tay cách điện và đi giày bảo hộ.
- Tháo bỏ vật dụng kim loại trên người như vòng, nhẫn,…
- Đọc hiểu sơ đồ đấu lắp cầu chì và có kiến thức về đấu lắp cầu chì.
- Ngắt cầu dao / CB khu vực thay cầu chì và không được gạt lên khi chưa thay xong.
Các bước thay cầu chì mới:
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt cầu chì bị cháy.
- Bước 2: Tháo cầu chì cũ ra khỏi bảng điện, vệ sinh vị trí lắp đặt. Cầu chì sau khi cháy có thể để lại ám khói hoặc làm nóng chảy nhựa bảng điện.
- Bước 3: Lắp cầu chì mới vào vị trí đó. Sau đó đóng điện, mở lần lượt các thiết bị phụ tải để kiểm tra hoạt động của cầu chì mới.
Khi chọn cầu chì mới để lắp đặt, bạn cần chú trọng đến thông số của cầu chì khắc phục được các nguyên nhân kể trên để tránh tình trạng cháy nổ xảy ra. Các thông số đó bao gồm:
- Un (V): Điện áp định mức.
- In (A): Dòng điện định mức.
- InF (A): Dòng ổn định quy ước.
- IF (A): Dòng nóng chảy quy ước.
Hướng dẫn kiểm tra cầu chì sau thay thế
Sau khoảng thời gian chạy thử tải, bạn cần quan sát hoạt động của cầu chì bằng mắt thường hoặc máy đo chuyên dụng.
Quan sát bên ngoài là các dễ dàng để nắm bắt tình trạng cầu chì, bao gồm các yếu tố:
- Dây nối cầu chì liền mạch hay đã đứt
- Vị trí lắp đặt cầu chì bị lệch hay bình thường
- Vỏ cầu chì còn nguyên trạng hay bị nứt, bị rơi vỡ
- Mối nối cầu chì với dây nguồn
Bên cạnh đó, kiểm tra cầu chì với đồng hồ vạn năng giúp bạn biết chính xác cầu chì hoạt động ổn định hay không. Khi kiểm tra, bạn ngắt điện và tháo cầu chì ra. Sau đó dùng 1 que đen đỏ trên đồng hồ chấm vào cực dương, cực âm của cầu chì. Sau đó đồng hồ báo tiếng bíp đồng nghĩa cầu chì hoạt động tốt.
Bài viết vừa rồi là hướng dẫn nhanh từ BTB Electric giúp bạn biết cách thay cầu chì mới, xác định nguyên nhân cháy nổ cầu chì và kiểm tra cầu chì sau khi thay thế. Bạn có thể tìm hiểu thêm các sự cố khác liên quan đến thiết bị điện và cách xử lý tại: https://btb-electric.com/vi/tin-tuc/kien-thuc-nganh/