Dòng rò điện là gì? Cách kiểm tra & xử lý hiệu quả
Dòng rò là một hiện tượng vật lý thường hay được nhắc đến trong ngành kỹ thuật điện cơ học. Vậy dòng rò là gì? Nó tác động thế nào đến hệ thống điện như thế nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả? Bài viết dưới đây BTB Electric sẽ giúp các bạn giải đáp hết những điều này.
Dòng rò là gì? Tiêu chuẩn dòng rò cho phép
Dòng rò còn gọi là dòng rò rỉ điện, là một cụm từ dùng để chỉ dòng điện dư thừa trong quá trình hao tổn năng lượng điện. Dòng điện dư thừa bị truyền ra ngoài vỏ thiết bị sẽ tạo thành một số tai nạn nguy hiểm. Tùy từng điều kiện và tiêu chuẩn dòng rò ở các lĩnh vực đối với sự an toàn của người dùng là khác nhau.
Dưới đây là mức dòng rò cho phép của một số lĩnh vực:
- Các thiết bị điện y tế quy định mức dòng rò an toàn khoảng 0,5mA khi bình thường, 1mA ở trạng thái lỗi.
- Các thiết bị điện cầm tay cho phép dòng điện rò tối đa 0,75mA.
- Các thiết bị điện thông thường khác có mức dòng rò cho phép tối đa khoảng từ 0,75 – 3,5mA.
- Các thiết bị trong công nghiệp có quy định riêng về mức dòng rò, phụ thuộc vào môi trường hoạt động và yêu cầu kỹ thuật.
Cách xử lý khi phát hiện dòng điện rò
Sau khi kiểm tra dòng rò và phát hiện vị trí rò điện, có thể áp dụng những cách xử lý phổ biến sau đây:
- Đi dép và trang bị các biện pháp bảo hộ cách điện cho người sử dụng.
- Ngắt điện chạy qua vị trí rò rỉ.
- Không nên chạm tay trần vào thiết bị có rò điện, nếu bắt buộc chạm, hãy lau khô tay và ưu tiên dùng găng tay cách điện.
- Tiến hành thay ổ cắm (hoặc phích cắm) mới tại vị trí ổ điện bị rò rỉ. Nếu vị trí rò rỉ điện bị đứt ngầm thì cần đục tường để thay dây.
- Thay dây nguồn mới nếu các thiết bị rò rỉ điện do đứt dây nguồn.
Bên cạnh việc sửa dòng điện rò, bạn cũng nên có phương án để chống rò điện bằng cách dùng những loại thiết bị như:
- Bổ sung các loại aptomat chống dòng rò cho hệ thống như RCCB (chống dòng rò), ELCB (chống dòng rò, chống quá tải) hay RCBO (chống dòng rò, chống quá tải và chống ngắn mạch).
- Môi trường bố trí các thiết bị điện phải thoáng mát, không đặt gần nơi ẩm ướt hoặc dễ bị ngoại lực tác động.
- Kiểm tra định kỳ các vị trí mối nối, các vị trí dây điện dễ bị hở, các thiết bị điện đặt trong môi trường ẩm ướt hoặc có nguy cơ hư hỏng để kịp thời phát hiện rủi ro rò điện
Nguyên nhân gây ra dòng điện rò
Các nguyên nhân gây ra rò rỉ điện thường là do:
- Thiết bị đang dùng quá cũ: Thiết bị sử dụng càng lâu thì sẽ bị hao mòn các thiết bị bên trong dẫn đến nguy cơ rò rỉ điện càng lớn. Khi các thiết bị có tuổi thọ cao sẽ bị oxy hóa và xuống cấp nhiều dẫn đến tình trạng dòng điện bị rò ra bên ngoài.
- Đặt thiết bị không đúng nơi quy định: Lắp thiết bị sát tường, gần khu vực ẩm ướt, không khô thoáng làm cho các thiết bị bị ẩm làm cho điện bị phóng rò rỉ. Theo thời gian dòng rò rỉ sẽ ngày càng lớn, đến khi vỏ dây dẫn và vỏ thiết bị xuống cấp sẽ làm rò rỉ dòng điện.
- Lắp đặt, đấu nối thiết bị điện sai: Việc đấu nối, lắp đặt, sửa chữa sai làm kết cấu bị thay đổi, không theo thiết kế chuẩn của nhà sản xuất. Lúc đó dòng rò sẽ xuất hiện tại các vị trí khớp kết nối của các bộ phận với nhau dẫn qua các vỏ thiết bị bằng kim loại gây rò.
- Một số nguyên nhân ngoại vi: Do côn trùng, chuột cắn đứt hoặc hở dây. Đặc biệt là phía bên trong vỏ bọc khiến cho việc kiểm tra và phát hiện để kiểm soát dòng rò trở nên khó khăn.
Ảnh hưởng của dòng rò
Hiện tượng dòng rò điện xảy ra khá phổ biến ở mọi thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng hiện nay. Tùy từng mức độ và cường độ dòng rò mà nó có những ảnh hưởng nhất định đối với các thiết bị cũng như người sử dụng.
Ngưỡng dòng rò (mA) | Tác hại với con người | |
Điện xoay chiều AC, F = 50/60 Hz | Điện một chiều DC | |
0,6 – 1,5 | Bắt đầu cảm thấy tê | Chưa cảm nhận được |
2 – 3 | Cảm giác tê tăng mạnh | Chưa cảm nhận được |
5 – 7 | Cơ bắp bắt đầu co giật | Đau như bị kim đâm |
8 – 10 | Tay khó rời vật có điện | Người bắt đầu nóng |
20 – 25 | Tay khó rời vật có điện, cảm thấy khó thở | Cơ bắp bắt đầu co giật |
50 – 80 | Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh | Tay khó rời vật có điện, cảm thấy khó thở |
90 – 100 | Kéo dài quá 3 giây khiến tim ngừng đập | Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh |
Do ngưỡng tác hại của dòng rò trên dòng điện DC thấp hơn dòng điện AC nên bạn hãy ưu tiên sử dụng thiết bị điện dòng DC trong sinh hoạt.
Cách kiểm tra dòng rò
Để phát hiện các sự cố rò rỉ dòng điện, chúng ta có thể làm theo những cách sau:
- Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng
Đây là một cách kiểm tra rò điện đơn giản và nhanh chóng. Chúng ta cần phải chọn loại đồng hồ vạn năng có khả năng đo dòng rò để có thể thực hiện kiểm tra được. Sau đó tham khảo cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng để thực hiện đúng kỹ thuật.
- Kiểm tra rò điện bằng ampe kìm
Ampe kìm là thiết bị được khá nhiều người chọn sử dụng để đo dòng rò với thiết kế nhỏ gọn và khả năng đo điện chính xác. Tương tự như đồng hồ vạn năng, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết cách đo dòng rò bằng ampe kìm để thực hiện chính xác.
- Thử dòng rò bằng bút rò điện
Bút rò điện hay bút thử điện là một trong những cách kiểm tra dòng rò đơn giản nhất, dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhát. Bạn chỉ cần đặt bút rò điện lên nơi nghi ngờ điện rò rỉ. Nếu bút sáng đèn hoặc báo âm thanh thì nơi đó có dòng rò và cần khắc phục ngay. Loại bút này cũng có thể dùng để kiểm tra các mạch điện được lắp ngầm trong tường.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về dòng rò để giúp bạn hiểu rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phát hiện dòng rò kịp thời và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả, bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người.