background top page

Rơ le bảo vệ quá dòng và những thông tin cần biết

Rơ le bảo vệ quá dòng là một thuật ngữ khá mới đối với những người không chuyên về kỹ thuật điện. Do đó để giải đáp những thắc mắc của mọi người về thiết bị này, BTB Electric sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích trong nội dung dưới đây.

Rơ le bảo vệ quá dòng là gì?

Rơ le bảo vệ quá dòng là loại giám sát dòng điện ngắn mạch như lỗi pha, chạm đất và winding. Rơ le bảo vệ tác động khi dòng điện đi qua phần tử được bảo vệ vượt quá một giá trị định trước.

Theo phương pháp đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ quá dòng điện được chia làm hai loại:

– Bảo vệ dòng điện cực đại, ký hiệu 51, 51N hoặc I>, I0>

– Bảo vệ dòng điện cắt nhanh, ký hiệu 50, 50N hoặc I>>, I0>>


Rơ le bảo vệ quá dòng giám sát dòng điện ngắn mạch

Cấu tạo của relay bảo vệ quá dòng

Nhìn chung relay bảo vệ quá dòng cũng có cấu tạo tương tự như các relay khác, đều có 2 phần gồm:

– Nam châm: Có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại nhằm đảo trạng thái của rơ le từ NO (mở) sang NC (đóng) và ngược lại.

– Phần mạch tiếp điểm: Bộ phận này được cách ly với cuộn hút, có tác dụng cho phép dòng điện truyền qua khi được nam châm tác dụng lên làm 2 tiếp điểm chạm vào nhau.

Cấu tạo đơn giản và cách biệt cho phép relay đóng mở dòng điện và không bị ảnh hưởng bởi những sự cố ở các phần tử. Mặc dù có kích thước bé nhưng thiết bị bảo vệ quá dòng này lại có thể chuyển hướng một dòng điện lớn vô cùng an toàn.

Xem thêm: Rơ le trung gian là gì? Ứng dụng rơ le trung gian trong điện công nghiệp

Nguyên lý hoạt động của rơ le bảo vệ quá dòng

Hiểu một cách đơn giản thì rơ le bảo vệ quá dòng giống như một cách cửa trung gian cho phép dòng điện chuyển đổi qua lại giữa các phần tử. Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua một cuộn dây bên trong rơ le và tạo thành một từ trường hút. Từ trường hút này sẽ tác dụng lên một đòn bẩy bên trong rơ le làm các tiếp điểm đóng hoặc mở và làm thay đổi trạng thái của rơ le.

Nguyên lý hoạt động của rơ le bảo vệ quá dòng

Ngoài ra, rơ le còn giống như một công tắc có thể đóng mở dòng điện, không gây hư hại cho các phần tử ở sau rơ le và có thể chịu được dòng điện cực lớn. Nguyên lý hoạt động trong trường hợp này giống một đòn bẩy trung gian, cho nó một dòng điện nhỏ xíu để có thể đóng tắt một dòng điện lớn hơn nhiều mà không cần nối tiếp dòng điện như một cái công tắc.

Chức năng của rơ le bảo vệ quá dòng

Rơ le bảo vệ quá tải được lắp đặt trong hệ thống điện với các chức năng như:

– Bảo vệ quá dòng, bảo vệ các hệ thống điện chống lại các dòng điện quá mức gây ra bởi các mạch ngắn, lỗi nối đất,..

– Bảo vệ hầu hết mọi yếu tố trong hệ thống điện như đường dây truyền tải, máy biến thế, máy phát điện hoặc động cơ nên ứng dụng của rơ le bảo vệ quá dòng rất rộng rãi. Khi phát hiện điều kiện bất thường, rơ le bảo vệ quá dòng sẽ:

+ Cô lập một phần bị lỗi của hệ thống

+ Tốc độ hoạt động nhanh để giảm thiết thiệt hại và nguy hiểm

+ Phân biệt, cô lập chỉ phần bị lỗi

+ Độc lập đáng tin cậy

+ Chống lại các mối nguy hiểm tiềm tàng một cách an toàn ổn định

+ Giảm chi phí bảo vệ

Phân loại relay bảo vệ quá dòng

1. Instantaneous Overcurrent (Define Current) Relay
Loại relay này xác định dòng điện hoạt động ngay lập tức khi dòng điện đạt đến một giá trị cài đặt trước. Phải thỏa mãn được 2 điều kiện cho hoạt động trip, dòng điện phải vượt quá giá trị cài đặt và lỗi phải xảy ra liên tục ít nhất là một khoảng thời gian bằng đã cài đặt sẵn của rơ le.

– Hoạt động trong thời gian nhất định khi dòng tải vượt qua giá trị Pick-up của nó.

– Không có thời gian trễ.

– Thời gian hoạt động không đổi

– Thời gian trễ do cố ý không đổi

– Rơ le nằm xa từ nguồn hoạt động với giá trị dòng điện thấp

– Dòng tải hoạt động sẽ được tăng dần cho các rơ le khác khi dòng điện di chuyển về phía nguồn

– Hoạt động trong vòng 0.1s hoặc ngắn hơn

– Xác định thời gian chuyển tiếp quá dòng

Relay hiện đại có thể chứa nhiều các giai đoạn bảo vệ, mỗi giai đoạn gồm các cài đặt dòng điện và thời gian riêng. Đặc điểm của loại này là:

– Thời gian hoạt động có giá trị không đổi

– Hoạt động độc lập mà không ảnh hưởng với cường độ dòng điện lớn

– Có cơ chế cho phép trì hoãn thời gian cố ý

– Dễ điều phối

– Thời gian đóng, mở liên tục không phụ thuộc vào biến thể nguồn cấp dữ liệu và vị trí lỗi dòng tải

2. Inverse Time Overcurrent Relay (IDMT Relay)
Là loại relay bảo vệ quá dòng được cài đặt thời gian nghịch đảo. Các relay thời gian tối thiểu (gọi tắt là IDMT) được phát triển để khắc phục những hạn chế của rơ le bảo vệ quá dòng với thời gian xác định.

– Moderately Inverse

– Very Inverse Time

– Extremely Inverse

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mọi người hiểu biết thêm về rơ le bảo vệ quá dòng. Hy vọng từ những thông tin này bạn có thể chọn lựa được một thiết bị bảo vệ quá dòng phù hợp cho hệ thống điện của mình.

Ngày đăng 23:38 - 28/02/2024 - Cập nhật lúc: 11:46 PM , 31/03/2024
Xem nhiều
Tin mới