background top page

Hướng dẫn chọn aptomat tổng cho hộ gia đình

Aptomat tổng trong hệ thống điện gia đình mang nhiệm vụ kiểm soát tổng thể mạng điện, kịp thời phát hiện sự cố trên toàn hệ thống điện và xử lý. Trong mỗi hộ gia đình đều có 1 aptomat tổng. Bên cạnh đó là các aptomat nhánh cho các khu vực như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,.. và các aptomat lẻ cho thiết bị điện như điều hòa, bình nóng lạnh,… 

aptomat gia dinh

Tuy nhiên chọn aptomat tổng cho hộ gia đình sao cho phù hợp với hệ thống, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này BTB Electric sẽ cùng bạn tìm hiểu cách chọn aptomat cho hộ gia đình hiệu quả.

Hướng dẫn tính công suất điện để chọn aptomat

Nguyên tắc trong việc chọn aptomat cho hệ thống điện là công suất aptomat phải lớn hơn tổng công suất các thiết bị điện sử dụng. Về chi tiết, bạn có thể áp dụng công thức sau để tính được dòng điện của các thiết bị đang sử dụng:

công suất điện để chọn aptomat

Trong đó: 

  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • P: Công suất tiêu thụ của thiết bị
  • U: Hiệu điện thế – Gia đình sử dụng điện 220V
  • Cos : Hệ số công suất = 0,8

ITT là dòng điện theo tính toán. Trong thực tế, khi khởi động các thiết bị cần nguồn điện lớn, dòng điện có thể gấp đôi so với thông thường nên bạn cần tính ITK làm căn cứ chọn aptomat tổng để phòng ngừa trường hợp này. 

aptomat gia dinh

Ví dụ khi quy đổi công suất thiết kế của các thiết bị điện trong nhà sang dòng điện, có công suất của một số thiết bị điện như sau:

  • Quạt trần: 70W
  • Các bóng đèn: 60W 
  • Tivi 32 inches: 69W
  • Điều hòa: 2637W
  • Sạc điện thoại: 25W

Như vậy ITK của các thiết bị này lần lượt trong khoảng:

  • Quạt trần: 0,6A
  • Các bóng đèn: 0,5A
  • Tivi 32 inches: 0,6A
  • Điều hòa: 22,5A
  • Sạc điện thoại: 0,2A

Tổng cường độ dòng điện của các thiết bị này là 24,4A. Do đó bạn nên chọn aptomat 25A hoặc 32A cho số thiết bị này là hợp lý.

aptomat gia dinh

Bên cạnh đó khi chọn aptomat cho gia đình, bạn cần chú ý đến nguyên tắc Ib < In < Iz, trong đó:

  • Ib: Tổng dòng điện lớn nhất của các thiết bị trong hệ thống
  • In: Dòng điện chịu tải theo thiết kế của aptomat
  • Iz: Dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn

Nếu In > Iz, khi dòng điện vượt quá giới hạn của dây dẫn khiến dây nóng lên, hư hại tới lõi đồng và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên dòng điện chưa đạt ngưỡng quá tải của aptomat nên aptomat chưa nhảy, vẫn cho phép điện chạy qua. Tình trạng này kéo dài lâu rất nguy hiểm cho đường dây điện, tỷ lệ chập cháy là rất cao.

Xây dựng sơ đồ mạng điện tổng cho gia đình

Mục đích xây dựng sơ đồ mạng điện cho gia đình có phân chia theo từng khu vực nhằm hạn chế rủi ro tới toàn bộ hệ thống khi một khu vực xảy ra sự cố. Khi đó chỉ có aptomat nhánh nhảy mà các aptomat còn lại vẫn hoạt động, đồng nghĩa các khu vực khác trong nhà vẫn có điện. 

Phần lớn các hộ gia đình 4 – 5 người với mức sử dụng điện cơ bản sẽ có sơ đồ aptomat với aptomat tổng là MCB 2P 63A, phân chia các aptomat nhánh 50A, 32A hoặc thấp hơn tùy công suất từng khu vực. 

Dưới đây là sơ đồ mạng điện cho gia đình có 4 tầng kèm sân vườn.

so do mang dien tong gia dinh

Giải thích sơ đồ:

  • Aptomat tổng là MCB 2P, kèm RCBO 2P hoặc RCCB 2P nối tiếp có công suất tương ứng để phát hiện dòng rò. 
  • Bố trí thiết bị chống sét lan truyền ngay từ nguồn điện lưới.
  • Các aptomat nhánh sử dụng RCBO 2P 50A (chống quá tải, ngắn mạch và rò điện)

Còn đây là sơ đồ mẫu cho hệ thống điện tầng với 2 phòng ngủ, 2 vệ sinh:

so do mang dien tang gia dinh 2n 2vs

Giải thích sơ đồ:

  • Phòng ngủ master sử dụng RCBO 2P 32A đã bao gồm điện phòng vệ sinh bên trong.
  • Aptomat điều hòa có thể chọn dòng điện thấp hơn tùy nhu cầu sử dụng.

=>> Đọc thêm: Những vị trí lắp đặt của cầu dao trong mạng điện gia đình

Những yếu tố quan trọng khi chọn aptomat tổng

Những lưu ý sau đây sẽ giúp việc chọn aptomat tổng cho gia đình của bạn trở nên dễ dàng hơn:

  • Gia đinh sử dụng điện áp dân dụng 220V thì mua aptomat tổng là MCB hoặc RCBO. Nếu sử dụng cả điện công nghiệp 380V thì mua aptomat tổng MCCB.
  • Chênh lệch lý tưởng giữa dòng điện của aptomat và tổng dòng điện thực tế của các thiết bị là khoảng 30 – 50%. Không nên mua aptomat có chênh lệch dòng điện quá cao với thực tế để tránh lãng phí, cũng không nên mua aptomat quá thấp dễ gây quá tải điện.
  • Nên chọn aptomat có tính năng chống rò, chống giật để đảm bảo an toàn điện và an toàn khi sinh hoạt.
  • Chọn aptomat tổng từ thương hiệu sản xuất chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.
  • Kiểm tra kỹ kết cấu aptomat trước khi mua, đảm bảo đi kèm đủ phụ kiện lắp đặt.
  • Nên nhờ người bán test trước aptomat nếu có thể.
  • Nếu trong nhà không có nhiều thiết bị điện, thay vì chọn aptomat tổng 63A bạn có thể chọn loại thấp hơn như 50A, 40A để tiết kiệm chi phí.

Các dòng aptomat thông dụng trong sinh hoạt

Các dòng aptomat phổ biến trong hệ thống điện gia đình 220V là MCB – aptomat tép, RCCB – aptomat chống rò và RCBO – aptomat tép chống quá tải và chống rò.

MCB là dòng aptomat thông dụng nhất, dùng để chống quá tải điện và chống ngắn mạch. MCB có thể dùng làm aptomat tổng, aptomat nhánh và cả aptomat lẻ. Nhược điểm của dòng CB này là không có chức năng chống giật, không phát hiện được dòng rò trong hệ thống điện. Khi lắp MCB tổng nên lắp kèm RCCB hoặc RCBO.

mcb btb logo

RCCB là aptomat chuyên phát hiện dòng rò và chống giật. Đây là dòng CB lắp bổ sung cho những hệ thống điện có sẵn nhưng chưa có chức năng chống giật. Lưu ý RCCB không thể phát hiện dòng quá tải và ngắn mạch.

rccb btb

RCBO là sự kết hợp giữa MCB và RCCB khi vừa có khả năng cắt điện khi phát hiện quá tải và ngắn mạch, vừa cắt điện khi phát hiện rò rỉ điện. RCBO được ưu tiên lắp cho tất cả vị trí aptomat trong hệ thống điện gia đình. Tuy nhiên RCBO có giá thành cao hơn tương đối so với MCB.

rcbo btb logo

Phần lớn hệ thống điện gia đình sử dụng loại aptomat 1 pha 1 cực hoặc 1 pha 2 cực. Tại các gia đình ở cuối nguồn điện hoặc điện áp không ổn định nên lắp aptomat tổng 2 pha.

BTB Electric cung cấp một số CB chất lượng cao cho gia đình, bạn có thể tham khảo:

Cách chọn aptomat gia đình cho các thiết bị riêng biệt

Một số thiết bị công suất cao trong gia đình cần sử dụng aptomat riêng như bình nóng lạnh, điều hòa, bếp từ, máy sưởi,… Cách tính toán chọn aptomat cho các thiết bị này như sau:

Chọn aptomat bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh là thiết bị rất cần thiết trong sinh hoạt vào mùa đông, giờ đây là thiết bị điện không thể thiếu trong gia đình. Vì trong quá trình hoạt động, bình nóng lạnh cần tiêu thụ năng lượng khá lớn để giữ nhiệt độ nước luôn cao nên cần được trang bị aptomat riêng.

aptomat gia dinh

Dựa vào công suất của bình nước nóng, bạn có thể tính toán được dòng điện cần thiết làm cơ sở để chọn mua aptomat bình nóng lạnh:

  • Bình nước nóng mini 1500W chọn aptomat 10A – 16A
  • Bình nóng lạnh 2500W chọn aptomat 16A – 20A
  • Bình nóng lạnh 3500W chọn aptomat 20A – 25A
  • Bình nóng lạnh tổng từ 4500W chọn aptomat 32A – 40A

Ngoài ra bạn nên ưu tiên chọn ELCB hoặc RCBO có thêm chức năng chống rò điện để phòng tránh trường hợp điện rò qua bình nóng lạnh tới nguồn nước dẫn tới nguy cơ giật điện.

Chọn aptomat điều hòa

Điều hòa là thiết bị điện phổ biến hàng đầu tại gia đình, giữ cho không gian sống mát mẻ trong những ngày nắng nóng và ấm áp trong những ngày giá rét. Cũng như bình nóng lạnh, điều hòa cần năng lượng khá lớn để duy trì luồng gió cùng nhiệt độ ổn định khi hoạt động. Nhờ đó mà việc trang bị aptomat riêng cho điều hòa là cần thiết.

aptomat dieu hoa

Dựa trên công suất điều hòa, bạn có thể tính toán được dòng điện cần thiết để chọn aptomat điều hòa. Công suất điều hòa quy đổi với công thức 1HP = 9000BTU và 1000BTU = 293W, như vậy:

  • Điều hòa 1HP – 9000BTU – 2637W sử dụng aptomat 12A – 16A
  • Điều hòa 1.5HP – 12000BTU – 3516W sử dụng aptomat 20A – 25A
  • Điều hòa 2HP – 18000BTU – 5274W sử dụng aptomat 32A
  • Điều hòa 2.5HP – 24000BTU – 7032W sử dụng aptomat 40A

Chọn aptomat bếp điện – bếp từ

Lựa chọn aptomat cho bếp từ cũng tương tự như các thiết bị điện công suất cao khác, lựa chọn dựa trên công suất hoạt động. Một lưu ý là bếp từ khi khởi động sẽ cần thêm nguồn điện năng lớn hơn khi ổn định khoảng 25% nên khi chọn aptomat cho bếp từ, bạn nên cộng thêm phần năng lượng dư này.

aptomat bep tu

Cụ thể với các dòng bếp từ, sử dụng aptomat tương ứng với công suất như sau:

  • Bếp từ 3000W cần dòng điện khoảng 22A nên chọn aptomat 25A
  • Bếp từ 3500W cần dòng điện khoảng 26A nên chọn aptomat 32A
  • Bếp từ 4000W cần dòng điện khoảng 30A nên chọn aptomat 32A – 40A
  • Bếp từ 5000W cần dòng điện khoảng 37A nên chọn aptomat 40A
  • Bếp từ 6000W cần dòng điện khoảng 44A nên chọn aptomat 50A

BTB Electric vừa giúp bạn tìm cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình sao cho phù hợp công suất, chi phí và tính chất sử dụng điện trong nhà. Nếu bạn cần tư vấn thêm về xây dựng bảng điện cho hộ gia đình, hãy tham khảo thêm những bài tư vấn khác trên website BTB Electric nhé!

Ngày đăng 15:00 - 02/05/2024 - Cập nhật lúc: 11:43 AM , 01/07/2024
Xem nhiều
Tin mới