background top page

Aptomat MCB – Phân loại và ứng dụng trong cuộc sống

MCB là thiết bị điện quen thuộc hàng đầu trong đời sống, đặc biệt là trong gia đình, dần thay thế cho các loại cầu chì cũ. Nhưng nhiều gia đình lại không để ý đến cái tên này mà thường gọi là aptomat tép. Vậy cụ thể MCB là dòng aptomat như thế nào? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tế của MCB ra sao? BTB Electric sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài tổng hợp sau.

Aptomat MCB là gì?

MCB (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Miniature Circuit Breaker) còn có cái tên quen thuộc là aptomat tép, aptomat cài. MCB là thiết bị ngắt mạch thu nhỏ, chỉ vừa lòng bàn tay, chủ yếu được sử dụng cho hệ thống điện dân dụng 1 pha – 220V với dòng cắt mạch thấp.

mcb banner btb

MCB là dạng thiết bị đóng ngắt mạch điện có khả năng phát hiện sự cố quá tải điện trên đường dây hoặc đoản mạch và kịp thời ngắt điện, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện. Với tính năng ưu việt có thể sử dụng nhiều lần, MCB đã và đang thay thế vị trí cầu dao truyền thống trong mạng điện gia đình.

Về cấu tạo MCB là điển hình với cấu tạo của aptomat có 4 bộ phận chính bên trong:

  • Tiếp điểm: MCB thường có hai cấp tiếp điểm tĩnh và động. 
  • Hộp dập hồ quang: MCB sử dụng hộp dập hồ quang kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Trong khi kiểu hở thường được sử dụng với MCCB có dòng điện lớn. Hộp dập hồ quang thường chứa nhiều tấm thép xếp thành lưới để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dập tắt hồ quang.
  • Cơ cấu truyền động cắt MCB: Có hai cơ cấu truyền động cắt MCB, đó là truyền động bằng tay và truyền động bằng cơ điện. Truyền động cắt bằng tay thường được sử dụng cho MCB có dòng điện định mức nhỏ, trong khi truyền động bằng cơ điện thường áp dụng cho MCB có dòng điện lớn hơn.
  • Móc bảo vệ: Móc bảo vệ có chức năng bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải và ngắn mạch. Có hai loại móc bảo vệ là móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt. Khi xảy ra sự cố, các móc bảo vệ sẽ tách ra và không cho dòng điện chạy qua MCB.

Về nguyên lý hoạt động của MCB khá tương đồng với nguyên lý hoạt động của các dòng aptomat có khả năng chống quá tải và chống ngắn mạch. Chi tiết về nguyên lý này BTB Electric đã mô tả trong bài viết sau mà bạn có thể tham khảo:

Aptomat là gì? – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Hoặc xem video chi tiết về cấu tạo MCB từ BTB Electric:

Các thông số quan trọng trên MCB

Một số ký hiệu quan trọng biểu thị cho khả năng hoạt động của MCB là:

  • Ký hiệu Ue: Điện áp định mức của MCB, tính bằng Volt (V).
  • Ký hiệu Ui: Điện áp cực đại mà MCB có thể chịu đựng, tính bằng Volt (V).
  • Ký hiệu Ui mp: Điện áp cực đại mà MCB có thể chịu đựng trong môi trường ô nhiễm, tính bằng Volt (V).
  • Ký hiệu In: Dòng điện định mức của MCB, tính bằng Ampe (A) với tối đa là 125A.
  • Ký hiệu Icu: Khả năng ngắt mạch của MCB tại dòng điện ngắn mạch cực đại trong điều kiện thường, tính bằng Ampe (A) với tối đa là 10kA
  • Ký hiệu Ics: Dòng điện ngắn mạch cực đại mà MCB có thể chịu đựng, tính bằng Ampe (A). Thông thường Ics = 75% – 100% Icu.
  • Ký hiệu Icw: Khả năng ngắt mạch của MCB tại dòng điện ngắn mạch cực đại trong điều kiện nhiệt độ cao, tính bằng Ampe (A).
  • Ký hiệu C16, C32, C40: Tương ứng với dòng điện định danh của MCB là 16A, 32A, 40A.

=>> Xem thêm về ký hiệu aptomat

Phân loại các dòng MCB phổ biến

MCB được phân loại theo 2 cách là: theo số pha số cực và theo đường cong đặc tính. 

aptomat mcb aptomat mcb aptomat mcb

Khi phân loại theo số pha, MCB có 4 loại là 1P, 2P, 3P và 4P. Cụ thể đặc trưng các dòng aptomat này là:

  • MCB 1P: Loại MCB 1 pha 1 cực chỉ kết nối với mạch điện qua 1 dây pha, ký hiệu ở cực đấu dây là L, có 1 cần gạt đơn và sử dụng để bảo vệ điện chiếu sáng hoặc ổ cắm trong hệ thống điện 1 pha.
  • MCB 2P: Loại MCB 1 pha 2 cực kết nối với 1 dây pha và 1 dây trung tính, tương ứng 2 cực L và N, có 2 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 1 pha.
  • MCB 3P: Loại MCB 3 pha 3 cực kết nối với 3 dây pha tương ứng với 3 cực L, thiết kế 3 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 3 pha.
  • MCB 4P: Loại MCB 3 pha 4 cực kết nối với 3 dây pha tương ứng 3 cực L và 1 dây trung tính tương ứng 1 cực N, có 4 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 3 pha.

he thong lap aptomat mcb

Khi phân loại theo đường cong đặc trưng của tải, MCB có các loại sau:

  • MCB loại B: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 3 – 5 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải điện trở hoặc điện cảm nhỏ trong chuyển mạch đột biến nhỏ, thường trong hệ thống điện gia đình hoặc quy mô sản xuất nhỏ.
  • MCB loại C: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 5 – 10 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải cảm ứng nhỏ trong chuyển mạch đột biến cao như động cơ nhỏ, máy biến áp và đèn huỳnh quang.
  • MCB loại D: Phản ứng với tốc độ từ 10 – 20 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải cảm ứng cao, điện xâm nhập cao thường xuyên trong môi trường công nghiệp như motor công suất lớn, trạm tích điện UPS,…
  • MCB loại MA: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ lên đến 12 lần dòng điện định mức, được thiết kế để bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao.
  • MCB loại K: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 10 – 12 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng để bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao và tải cảm ứng.
  • MCB loại Z: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 2 – 3 lần dòng điện định mức. Được thiết kế để nhạy cảm với rủi ro ngắn mạch và thường được sử dụng để bảo vệ thiết bị bán dẫn.

Tìm hiểu thêm về các ký hiệu này qua video sau:

Ứng dụng của MCB 

Cũng như nhiều thiết bị điện quen thuộc khác, MCB là một phần không thể thiếu trong hệ thống điện 1 pha dân dụng, thương mại và đôi khi là cả điện 3 pha công nghiệp. Không khó để tìm thấy MCB tại bảng điện trong nhà đơn lẻ, chung cư, văn phòng, cơ quan hay nhà hàng, khách sạn,… Mặt khác, MCB còn được dùng để đấu riêng cho các thiết bị điện quan trọng trong nhà như điều hòa, bếp từ hay bình nóng lạnh,…

he thong lap aptomat mcb

MCB kiểm soát được hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đường dây. Khi phát hiện dòng điện quá tải hoặc hiện tượng ngắn mạch diễn ra, MCB sẽ tự động ngắt nguồn điện để hạn chế rủi ro hư hỏng thiết bị hay cháy nổ. 

Ưu điểm của MCB chính là tính năng tương thích với điện 1 pha và dòng cắt ngắn mạch nhỏ, từ 4,5kA đến 10kA, phù hợp cho các thiết bị điện công suất nhỏ. Mặt khác có kích thước nhỏ nên MCB có thể lắp đặt dễ dàng ở bất kì đâu, không cố định tại tủ điện trung tâm.

MCB có khác gì so với MCCB?

Cả MCB và MCCB đều là hai dòng aptomat phổ biến nhất trong các hệ thống điện ngày nay và là tiêu biểu cho thiết bị đóng cắt sử dụng trong hệ thống điện dân dụng và điện công nghiệp.

mccb-vs-mcb banner btb

Những khác biệt cơ bản của hai dòng CB này như sau:

  • Về thiết kế: MCB có thiết kế nhỏ gọn dạng tép rời, MCCB thiết kế dạng khối liền mạch. Cùng với đó MCCB có khả năng cách điện và chịu nhiệt tốt hơn do làm việc với dòng điện cao hơn MCB.
  • Về phạm vi hoạt động: MCB chủ yếu sử dụng cho điện 1 pha với dòng điện định mức khoảng 125A trở xuống. MCCB phục vụ cho hệ thống điện 3 pha với dòng điện định mức lên tới 1000A.
  • Về dòng ngắt mạch: MCB cao nhất là 10kA trong khi MCCB có thể đạt 100kA và có thể điều chỉnh.
  • Về phân loại: MCB có các dòng 1 cực, 2 cực, 3 cực và 4 cực nhưng MCCB chỉ có dòng 3 cực và 4 cực.
  • Về khả năng điều khiển: MCCB có thêm khả năng điều khiển từ xa.

Ngoài ra còn một vài khác biệt giữa MCCB và MCB như về giá thành, về chi tiết thông số kỹ thuật, về khả năng lắp đặt,… Nhìn chung nếu sử dụng cho điện sinh hoạt thường ngày thì lựa chọn của bạn sẽ là MCB.

Những lưu ý khi chọn lắp đặt MCB

Khi lựa chọn lắp đặt MCB, một số yếu tố sau bạn sẽ cần lưu ý:

  • Chọn dòng điện định mức: Dòng điện định mức trên MCB luôn cao hơn tổng dòng điện tải khoảng 15 – 20% và thấp hơn dòng tải của đường dây điện. Về công thức tính toán bạn có thể xem tại bài viết về công thức tính chọn aptomat trên website BTB Electric.
  • Chọn dòng cắt ngắn mạch: Thông số này trên MCB dao động từ 4,5kA đến 10kA với điện dân dụng và từ 10kA với điện công nghiệp.
  • Chọn loại MCB: chọn loại 1 pha, 2 pha với hệ thống điện dân dụng và loại 3 pha cho hệ thống điện công nghiệp.
  • Chọn thương hiệu MCB: Ưu tiên những thương hiệu CB đã có tên tuổi trong ngành điện và được đánh giá tốt về chất lượng. 

MCB – Bộ ngắt mạch thu nhỏ thuộc dòng sản phẩm aptomat mà BTB Electric đang phát triển tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi là nhà sản xuất thiết bị điện công nghiệp uy tín chuẩn châu Âu với hơn 40 năm phát triển. Đặc trưng của MCB BTB Electric là tạo hình hiện đại, vỏ làm từ nhựa dẻo có độ bền nhiệt cao, độ hút nước thấp nên có tính bền điện môi tốt. 

mcb bo ngat mach thu nho btb electric 1

Chúng tôi cung cấp MCB 1P, 2P, 3P và 4P với dòng điện định mức từ 1A tới 125A, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Các sản phẩm đều được gắn nhãn KEMA-KEUR, được chứng nhận chất lượng từ Dekra, Intertek và Underwriters Laboratory. 

Tham khảo thông số sản phẩm tại: https://btb-electric.com/vi/mcb/

Video giới thiệu MCB 1P – BTB Electric:

Video giới thiệu MCB 2P – BTB Electric:

Video giới thiệu MCB 3P – BTB Electric:

Ngày đăng 09:00 - 09/05/2024 - Cập nhật lúc: 8:40 AM , 23/07/2024
Xem nhiều
Tin mới