background top page

Điểm khác biệt của MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB và RCD

CB không chỉ là thiết bị đóng cắt điện đơn thuần mà còn là thiết bị bảo vệ điện, xuất hiện trong bất kì hệ thống điện nào đang vận hành hiện nay. CB được chia thành rất nhiều loại, trong đó nhóm phổ biến bao gồm MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB và RCD. Đây là các dòng CB có kích thước từ nhỏ tới vừa phải, có đa dạng ứng dụng trong mạch điện hạ thế – tức mạch điện sinh hoạt, sản xuất hiện nay. 

Không ít người bị nhầm lẫn giữa MCCB và MCCB, RCBO và RCCB hay ELCB và MCCB. Vậy cách nhanh nhất để phân biệt các thiết bị này là gì, BTB Electric đã tổng hợp qua bài viết sau đây!

So sánh giữa MCB và MCCB

Nếu chỉ xét về tính năng, MCB và MCCB khác các dòng CB còn lại khi không có khả năng chống dòng rò. Đây là 2 dòng CB thuần với khả năng bảo vệ quá tải và chống ngắn mạch. 

mccb va mcb

So sánh về định nghĩa, thông số kỹ thuật và cấu tạo

MCB được định nghĩa là thiết bị đóng cắt mạch điện dạng tép, có kích thước nhỏ và là thiết bị quen thuộc trong hệ thống điện dân dụng. Ngược lại, MCCB là thiết bị đóng cắt mạch tự động dạng khối, có kích thước lớn hơn và sử dụng cho hệ thống điện công nghiệp. Bên ngoài MCB thường có 1 hoặc nhiều cần gạt đơn trong khi MCCB chỉ có 1 cần gạt đơn. 

Những điểm giống và khác biệt cơ bản của hai dòng CB này từ BTB Electric như sau:

Yếu tố so sánh MCB MCCB
Tên gọi MCB – Miniature Circuit Breaker hay aptomat tép MCCB – Moulded Case Circuit Breaker hay aptomat khối
Điện áp 220V – 1 pha 380V – 3 pha
Phân loại số pha 1 pha, 2 pha, 3 pha 3 pha
Phân loại số cực 1 cực, 2 cực, 3 cực, 4 cực 3 cực, 4 cực
Cơ chế ngắt điện Cảm ứng nhiệt Cảm ứng nhiệt, cảm ứng điện từ
Dòng điện định mức In (A) 1, 2, 3, 4, 6, 10, 13, 16, 20, 25, 32, 40, 45, 50, 63, 80, 100, 125 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100, 125, 160, 200, 225, 250, 300, 315, 350, 400, 500, 550, 630, 700, 800, 1000, 1250, 1600, 2500
Dòng cắt định mức Icu (kA) 6, 10 25, 36, 50, 60, 65, 75, 85, 100
Dòng cắt thực tế Ics (%Icu) 75% – 100%, mặc định 75% – 100%, có thể điều chỉnh
Tiêu chuẩn kỹ thuật IEC/EN 60898-1, IEC 61009-1, IEC/EN 60947-2 IEC/EN 60947-1, IEC/EN 60947-2
Điện áp làm việc Ue (V) AC 240/415 690

Cấu tạo bên trong MCCB và MCB khá tương đồng nhau, đều gồm các thành phần chính như tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt, móc bảo vệ,… Riêng với các dòng MCCB điều khiển từ xa có thêm dây shunt (shunt trip).

So sánh về tính năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Tính năng của MCB và MCCB là tương đồng nhau, bao gồm chống dòng quá tải và chống dòng ngắn mạch. Tuy nhiên với thông số kỹ thuật lớn hơn nhiều lần thì MCCB được ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp công suất cao, MCB được lắp trong hệ thống điện dân dụng công suất thấp.

cau tao cua aptomat

Nguyên lý hoạt động của hai dòng CB là tương đồng nhau và tương đồng với nguyên lý aptomat, dựa trên cơ chế cảm ứng nhiệt. Ngoài ra một số loại MCCB có thêm cơ chế cảm ứng điện từ.

so do nguyen ly aptomat dong dien cuc dai

MCCB được ứng dụng trong hệ thống tủ điện công nghiệp, trạm biến áp hoặc các thiết bị điện đặc thù. Cụ thể MCCB có các công dụng là: lắp cho các thiết bị hàn; bảo vệ ngân hàng tụ điện, bảo vệ bộ cấp điện chính và bảo vệ máy phát điện.

MCB được lắp đặt cho hệ thống điện sinh hoạt và các thiết bị điện dân dụng như điều hòa, máy giặt, bếp từ, bình nóng lạnh,..

So sánh giữa RCCB, RCBO, ELCB và RCD

Khác với hai dòng CB còn lại, RCCB, RCBO, ELCB và RCD đều là các dòng CB có tính năng chống giật chống rò. Trong đó, một số loại CB được bổ sung tính năng chống quá tải hay chống ngắn mạch.

so sanh rccb rcbo elcb

So sánh về định nghĩa, thông số kỹ thuật và cấu tạo

Tổng quan về ba dòng CB chống giật RCCB, RCBO và ELCB như sau:

  • RCCB hay RCD là thiết bị ngắt mạch chống dòng điện dư, có chức năng bảo vệ hệ thống điện trước sự cố rò rỉ điện. RCCB có hai loại là RCCB 1 pha 2 cực và RCCB 3 pha 4 cực. 
  • ELCB là bộ ngắt mạch rò rỉ đất có dạng khối, chức năng là ngắt mạch bảo vệ hệ thống khi có rò rỉ điện và khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch. ELCB có hai loại chính là ELCB 3 pha 3 cực và ELCB 3 pha 4 cực.
  • RCBO là bộ ngắt mạch chống dòng rò dạng tép, với chức năng đa dạng nhất, bao gồm chống rò rỉ điện, chống quá tải và chống ngắn mạch. RCBO cũng khá đa dạng với các loại RCBO 1 pha 2 cực, RCBO 2 pha 2 cực, RCBO 3 pha 3 cực và RCBO 3 pha 4 cực.

Bảng so sánh nhanh các thông số quan trọng của RCCB, RCBO và ELCB từ BTB Electric như sau:

Yếu tố so sánh

RCCB RCBO ELCB
Tên gọi Residual Current Circuit Breaker Residual Current Circuit Overcurrent Earth Leakage Circuit Breaker
Điện áp làm việc Ue (V) AC 240/415 AC 240 440
Phân loại số pha 1 pha, 3 pha 1 pha, 2 pha, 3 pha 3 pha
Phân loại số cực 2 cực, 4 cực 2 cực, 3 cực, 4 cực 3 cực, 4 cực
Cơ chế ngắt điện dòng rò So sánh dòng điện đi và về So sánh dòng điện đi và về So sánh dòng điện đi và về

So sánh dòng rò rỉ đất ở phía tải

Dòng điện định mức In (A) 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100 6, 10 16, 20, 25, 32, 40, 63  100, 125, 160, 200, 225, 250, 315, 350, 400, 630, 700, 800
Dòng cắt rò rỉ IΔn (mA) 10, 30, 100, 300 10, 30, 100, 300 30, 100, 300, 500, 1000
Tiêu chuẩn kỹ thuật IEC/EN 61008-1 IEC/EN 61009-1 IEC/EN 60947-2

Trong cấu tạo của cả RCCB, RCBO và ELCB có một linh kiện quan trọng nhất là bộ phát hiện dòng rò RCD. Đây là một cuộn nam châm (lõi từ hình xuyến) nối với hai dây pha và dây trung tính, có khả năng đo lường dòng chênh lệch giữa 2 chiều dòng điện và khiến rơ le ngắt điện nếu dòng chênh lệch vượt quá định mức.

cau tao elcb

Ngoài ra, với riêng dòng ELCB điện áp sử dụng rơ le nhiệt để nhận biết dòng dư rò rỉ đất bằng cách đo dòng dư chạy qua thiết bị, chạy vào rơ le. 

So sánh về tính năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Có thể thấy RCCB hay RCD là thiết bị cơ sở để phát triển hai dòng CB chống giật còn lại khi tính năng của RCBO và ELCB đều bao gồm tính năng của RCCB. ELCB với ưu điểm có khả năng đo dòng rò rỉ đất và chống ngắn mạch. RCBO đa năng hơn khi có thêm chức năng chống quá tải và chống ngắn mạch. Như vậy có thể xem RCBO là sự kết hợp của RCCB và MCB.

he thong lap aptomat gia dinh

Những ứng dụng của ba dòng CB chống giật này như sau:

  • RCCB: Sử dụng trong công trình dân dụng để chống giật và chống hỏa hoạn; sử dụng trong tủ điện công nghiệp.
  • RCBO: Sử dụng trong công trình dân dụng để thay thế MCB và RCCB, lắp đặt tại mạng điện tổng hoặc các thiết bị điện công suất cao; sử dụng trong công nghiệp cho máy hàn, bộ biến tần hoặc thang máy, thang cuốn thương mại,….
  • ELCB: Sử dụng trong công trình dân dụng cho bình nóng lạnh; sử dụng trong điện công nghiệp để chống hỏa hoạn hoặc các thiết bị điện đặc thù.

Một số câu hỏi về việc so sánh các dòng CB

  • Câu hỏi 1: CB và MCB khác nhau như thế nào?

CB hay Circuit Breaker là tên gọi chung cho các dòng aptomat hiện nay, bao gồm MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ECBO và một số thiết bị khác. Như vậy MCB thuộc CB.

  • Câu hỏi 2: MCCB có chống giật không

MCCB không có tính năng chống giật. Một thiết bị khác có vẻ ngoài khá giống MCCB nhưng có chống giật là ELCB.

  • Câu hỏi 3: RCB là gì? Có thuộc một trong các dòng CB trên không?

RCB là cách gọi sai của RCD hay RCCB – CB chống dòng rò. Một số đơn vị sản xuất thiết bị điện khác cho rằng RCB giống với CB, là tên gọi chung cho các dòng aptomat.

  • Câu hỏi 4: Cách phân biệt MCCB và ELCB nhanh nhất?

Nhìn vào bề ngoài có thể thấy điểm khác biệt lớn giữa MCCB và ELCB là nút test dòng rò trên ELCB.

  • Câu hỏi 5: Làm sao để nhận biết MCB với RCCB?

MCB có thiết kế dạng aptomat tép đặc trưng, số cần gạt tương ứng số cặp cực. Còn RCCB có thiết kế đặc trưng cho aptomat chống giật với chỉ 1 cần gạt và có thêm nút test dòng rò.

BTB Electric vừa cùng bạn so sánh nhanh những điểm khác biệt giữa MCB, MCCB, RCCB, RCBO và ELCB. Có thể thấy không quá khó để phân biệt các dòng CB này và chúng tôi hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm kiến thức để chọn lựa được dòng CB phù hợp với nhu cầu của mình.

Bạn có thể tham khảo thông tin các dòng thiết bị đóng cắt trên từ BTB Electric:

Ngày đăng 09:00 - 25/05/2024 - Cập nhật lúc: 3:22 PM , 06/06/2024
Xem nhiều
Tin mới