So sánh và hướng dẫn đấu aptomat 3 pha sang 1 pha
Ứng với hai hệ thống điện phổ biến là điện 1 pha và điện 3 pha là dòng aptomat 1 pha và aptomat 3 pha. Vì sao 2 loại aptomat này lại khác nhau về tên gọi? Trong bài viết sau đây, BTB Electric sẽ cung cấp tới bạn thông tin về thiết kế, nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt 2 dòng aptomat 3 pha sang 1 pha.
So sánh aptomat 1 pha và 3 pha
Aptomat 1 pha và 3 pha có thể nhận biết qua ngoại hình và ứng dụng trong các công trình thực tế.
So sánh thiết kế và nguyên lý hoạt động của aptomat 1 pha và 3 pha
Aptomat 1 pha có thiết kế nhỏ gọn, chỉ có 1 cặp lỗ dây điện vào/ra, sử dụng cho các thiết bị điện công suất nhỏ. Hoạt động của dòng aptomat này dựa trên sự chênh lệch giữa 2 dòng điện qua dây lửa và dây mát (dây nóng và dây nguội). Nếu 2 dòng điện lệch nhau quá 15mA hoặc 30mA thì aptomat sẽ tự động ngắt điện.
Aptomat 3 pha có kích thước lớn, thường gấp 3 lần aptomat 1 pha với 3 cặp lỗ dây điện vào/ra nên phù hợp cho thiết bị điện công suất lớn. Nguyên lý hoạt động của loại aptomat này khá tương đương aptomat 1 pha. Điểm khác biệt là sự so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha.
So sánh công dụng của aptomat 3 pha và 1 pha
Aptomat 1 pha và aptomat 3 pha đều có công dụng chính là ngắt mạch điện khi phát hiện sự cố quá áp hoặc ngắn mạch, rò rỉ điện,… Trong khi aptomat 1 pha được dùng cho thiết bị điện dân dụng như bếp từ, điều hòa, bình nóng lạnh thì aptomat 3 pha dùng cho các thiết bị điện công nghiệp như hệ thống cắt CNC, máy cán cuộn, máy dập,….
Dòng điện đi qua aptomat 1 pha là điện 1 pha 220V dùng cho sinh hoạt. Dây dẫn gồm 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Mặt khác, dòng điện nối với aptomat 3 pha thường là điện 3 pha 380V dùng trong công nghiệp. Dây dẫn gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Một số ít trường hợp aptomat 3 pha sử dụng cho điện gia đình với nhu cầu cao.
=>> Đọc thêm: Phân loại các dòng aptomat phổ biến trên thị trường
So sánh cách lắp đặt aptomat 1 pha và 3 pha
Aptomat 3 pha có 3 cặp cọc điện vào/ra tương ứng với 3 dây pha hoặc 3 dây pha và 1 dây trung tính. Trong khi đó aptomat 1 pha chỉ có 1 cặp cọc điện vào/ra tương ứng 1 dây pha. Do vậy aptomat 1 pha thường sử dụng trong mạng điện gia đình 220V, cho các thiết bị ít tiêu hao điện thì aptomat 3 pha sử dụng rộng rãi trong mạng điện công nghiệp 380V. Khi đấu lắp vào hệ thống điện, aptomat 3 pha và 1 pha không có nhiều khác biệt. Bạn chỉ cần lưu ý về vị trí các cọc đấu dây của aptomat 3 pha sao cho đúng.
Khi nào nên đấu aptomat 3 pha sang 1 pha?
Aptomat 3 pha tương thích tốt nhất cho hệ thống điện 3 pha công nghiệp và giá thành của loại CB này cũng cao hơn đáng kể so với CB 1 pha. Nhưng trong thực tế, nhiều gia đình đấu được nguồn điện 3 pha từ ngoài vào để sử dụng và có nhu cầu chuyển thành điện 1 pha. Lúc này việc sử dụng CB 3 pha là cần thiết, tận dụng lợi thế dòng điện mạnh của nguồn 3 pha.
Lưu ý khi đấu được nguồn điện 3 pha, bạn nên chuẩn bị thêm ổn áp 3 pha dùng kèm để đấu ra điện 220V/110V dùng cho nhu cầu thường ngày.
Hướng dẫn đấu aptomat 3 pha thành 1 pha
Sau đây là hướng dẫn đấu điện aptomat 3 pha thành 1 pha và những nguyên tắc khi thực hiện.
Nguyên tắc chuyển đổi
Thực tế cho thấy, động cơ 3 pha có thể hoạt động trên lưới điện 1 pha nếu sử dụng tụ điện. Tụ này giúp khởi động động cơ lên tới 80% công suất định mức. Tuy nhiên, việc này thường được áp dụng cho động cơ 3 pha có công suất nhỏ hơn 2kW. Mỗi động cơ cần phải chọn một sơ đồ và một trị số tụ điện phù hợp với các tiêu chí sau:
- Điện áp định mức (hiệu điện thế) trên cuộn dây phải được giữ nguyên.
- Một trong hai cuộn dây pha được chuyển thành cuộn làm việc, cuộn còn lại trở thành cuộn khởi động.
- Trị số tụ điện cần chọn phải đảm bảo rằng góc lệch pha giữa dòng điện của cuộn làm việc và cuộn khởi động phải đạt 90 độ.
Sự khác biệt giữa aptomat 1 pha và 3 pha sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn lắp đặt. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và lắp đặt các thiết bị aptomat, người tiêu dùng có thể chọn thiết bị phù hợp nhất.
Sơ đồ chuyển đổi
Sơ đồ kết nối aptomat 3 pha thành 1 pha thường có 2 dạng là hình sao và hình tam giác. Để đơn giản trong việc chuyển đổi, bạn cần 1 tụ điện thường trực sử dụng động cơ 3 pha và hoạt động với điện áp 1 pha. Bên cạnh đó trước khi lắp đặt, bạn cần nắm rõ kiến thức về cách đảo chiều quay động cơ, ước lượng và tính toán điện dung của tụ điện tương ứng với thiết bị điện. Sau đó triển khai lắp theo 1 trong 2 sơ đồ dưới đây:
Việc chọn tụ thường trực phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thiết bị điện của bạn hoạt động với lượng điện dung phù hợp. Nếu không chú trọng vấn đề này, hiệu suất của động cơ có thể bị ảnh hưởng và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ cuộn dây nối.
=>> Đọc thêm: Hướng dẫn tính công suất cho aptomat 3 pha
Tham khảo các bước đấu aptomat 3 pha
- Bước 1: Ngắt điện và lên sơ đồ đấu
Ngắt nguồn điện tổng, xác định vị trí cần lắp đặt aptomat 3 pha.
- Bước 2: Bắt vít cho aptomat
Bắt vít aptomat vào tủ điện hoặc bảng điện có nắp đậy. Khi bắt vít hãy chú ý đặt đầu line aptomat phía trên, đầu load phía dưới và bắt vít chắc chắn.
- Bước 3: Đấu dây điện cho aptomat
Nguồn điện AC cắm vào đầu line của aptomat, đầu ra gắn với cọc load và các phụ tải. Nếu gắn ngược lại sẽ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho con người. Chú ý dây nóng nối cọc L, dây trung tính nối cọc N.
Lưu ý, một số dòng aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải nên hãy lắp nối tiếp sau MCCB tổng để đảm bảo an toàn điện khi xảy ra quá tải.
- Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra
Sau khi lắp xong aptomat chống giật 3 pha, bạn cần kiểm tra lại hệ thống điện và sơ đồ lắp, đảm bảo aptomat chống giật hoạt động bình thường. Đảm bảo dây tiếp địa nối vào vỏ phụ tải rồi nối xuống đất.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nhận ra được điểm khác nhau giữa aptomat 1 pha và aptomat 3 pha. Hiện nay aptomat BTB Electric đang được đánh giá là một trong những loại aptomat có chất lượng bền bỉ, hiệu quả hoạt động tốt cho mọi công trình, giá thành hợp lý.