background top page

So sánh RCBO và RCCB – Những điểm giống và khác nhau

RCBO và RCCB được biết đến là 2 dòng aptomat chống giật rất an toàn, sử dụng trong hệ thống điện dân dụng. Khác biệt giữa RCCB và RCBO chủ yếu là tính năng khi RCCB chỉ phát hiện dòng rò còn RCBO vừa phát hiện dòng rò, vừa có khả năng chống ngắn mạch và quá tải. Chi tiết những điểm khác nhau giữa RCBO và RCCB sẽ được BTB Electric tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu cấu tạo và thông số RCCB

RCCB (Residual Current Circuit Breaker) là thiết bị đóng ngắt mạch chống dòng rò đơn thuần với cơ chế ngắt mạch thông qua việc phát hiện dòng dư. Trong cấu tạo RCCB, bộ phận quan trọng nhất là RCD – thiết bị phát hiện dòng rò. Đây là một cơ cấu hình xuyến nối với dây pha và dây trung tính của dòng điện và liên kết với một rơ le nhiệt. Khi có dòng dư phát sinh, cuộn dây hình xuyến sẽ nóng lên, tương tác với rơ le nhiệt và làm RCCB ngắt mạch. 

rccb btb

RCCB có hai loại chính là RCCB 1 pha 2 cực và RCCB 3 pha 4 cực. Thiết kế bên ngoài RCCB có dạng aptomat tép lưỡng cực, 1 cần gạt đơn và có thêm nút test dòng rò.

RCCB có các thông số đáng chú ý sau:

  • Mức phát hiện dòng rò là: 10mA, 30mA, 100mA và 300mA;
  • Mức dòng cắt tương ứng là: 6kA và 10kA;
  • Dòng điện định mức là: 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100A

Tìm hiểu cấu tạo và thông số RCBO

RCBO (Residual Current Circuit Overcurrent) là dòng aptomat chống giật được tích hợp thêm khả năng chống quá tải và chống ngắn mạch. Về lý thuyết, RCBO là sự kết hợp giữa RCCB và MCB. Thiết kế bên ngoài RCBO tương tự như MCCB với dạng tép, số cần gạt tương ứng số cực và có thêm nút Test tương tự như RCCB.

rcbo btb logo

Trong cấu tạo RCBO, có 2 thành phần quan trọng là ARC divider phát hiện quá tải, ngắn mạch và RCD circuit board phát hiện dòng rò. Một trong 2 linh kiện này hoạt động đều làm ngắt RCBO. So sánh với RCCB không có bộ phận ARC divider.

RCBO có các thông số đáng chú ý sau:

  • Mức phát hiện dòng rò là: 10mA, 30mA, 100mA và 300mA;
  • Mức dòng cắt tương ứng là: 6kA;
  • Dòng điện định mức là: 6, 10, 16, 20, 25, 32, 40, 63 A.

=>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt của RCCB và ELCB

So sánh tính năng RCCB và RCBO

Khác biệt rõ rệt nhất RCCB và RCBO là tính năng. Trong khi RCCB là thiết bị đóng cắt thuần chống giật thì RCBO vừa có khả năng chống giật, vừa có khả năng chống quá tải và dòng ngắn mạch.

he thong lap aptomat RCCB

Về tính năng chống dòng rò, RCCB và RCBO đều hoạt động dựa trên việc so sánh dòng điện dư. Trong đó, RCD có nhiệm vụ theo dõi sự chênh lệch dòng điện giữa 2 chiều đi và về. Dòng điện 2 chiều chênh lệch sản sinh ra dòng dư, đủ lớn sẽ tác động lên RCD và làm ngắt mạch.

Ngoài ra, tính năng chống quá tải và ngắn mạch của RCBO tương tự với MCB dựa trên cảm ứng nhiệt hoặc cảm ứng từ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tính năng này tại:

Khái niệm về MCB – Phân loại và ứng dụng trong cuộc sống

Những khác biệt trong ứng dụng RCCB và RCBO

RCBO và RCCB có điểm giống nhau về ứng dụng là chống giật, chống rò điện, bảo vệ an toàn thiết bị điện và người sử dụng. Hai loại CB này được sử dụng nhiều trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, đặc biệt trong khu vực ẩm ướt và cho các thiết bị điện có rủi ro rò điện, cụ thể:

  • Mức dòng cắt 10mA, 30mA sử dụng trong công trình dân dụng và thương mại
  • Mức dòng cắt 100mA dùng để bảo vệ hệ thống trước sự cố chập điện, hỏa hoạn
  • Mức dòng cắt 300mA lắp đặt trong tủ điện công nghiệp.

Tuy nhiên RCBO có dải dòng điện định mức lớn hơn RCCB và có khả năng chống quá tải, ngắn mạch nên được sử dụng rộng rãi hơn. RCBO có thể thay thế vai trò MCB tổng hoặc MCB nhánh. Trong khi RCCB muốn lắp vào mạch điện cần có thêm aptomat chống quá tải mắc nối tiếp phía trước.

rccb-vs-rcbo banner btb

Ngoài ra RCBO có thể sử dụng riêng lẻ cho một số thiết bị điện như điều hòa, máy hàn, thang cuốn, thang máy, hệ thống quang điện, bộ biến tần,…. RCCB chủ yếu được lắp đặt trong mạch điện.

=>> Tổng quan so sánh các dòng CB tại: Điểm khác biệt của MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB và RCD

RCCB và RCBO từ BTB Electric đều là các bộ ngắt mạch chống dòng rò chất lượng cao, đạt chứng chỉ IEC/EN 61008-1 cho RCCB và IEC/EN 61009-1 cho RCBO. Các thiết bị có thiết kế chắc chắn, thông số thể hiện chi tiết, chất lượng tiêu chuẩn châu Âu, vượt qua các vòng kiểm định từ Intertek và được mang nhãn KEMA – KEUR. Hiện các sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện dân sinh tại Việt Nam cũng như một số ứng dụng trong công nghiệp.

Tham khảo các dòng sản phẩm này tại: RCCB & RCBO BTB Electric

Ngày đăng 09:00 - 21/05/2024 - Cập nhật lúc: 9:50 AM , 07/06/2024
Xem nhiều
Tin mới